➔ Download PDF
TỪ BI ÐẠO TRÀNGSÁM PHÁPHiệu Chính: HT. THÍCH TRÍ TỊNHDịch Giả: HT. THÍCH VIÊN GIÁC— —
QUYỂN THỨ NHẤT
QUYỂN THỨ NHẤTSÁM PHÁPTỪ BI ÐẠO TRÀNGTừ Bi Ðạo Tràng, bốn chữ ấy là danhhiệu của pháp Sám hối này.Nhân vì cảm thấy Ðức Phật Di Lặc,rũ lòng từ bi, thương đời hiện tại và đời vịlai, ứng mộng dạy bảo, đặt tên như thế,đúng như sự thật, không dám đổi thay.Nay vâng lời dạy bảo của Ðấng Từ Biấy là vì muốn hộ trì Tam Bảo: Làm choma quân ẩn hình, khiến người tự cao tựđại và người tăng thượng mạn phải tựchiết phục; khiến người chưa trồng cănlành phải trồng căn lành; người đã trồngrồi, thì làm cho căn lành thêm lớn; khiếnngười hay chấp lấy chỗ sở đắc đắm trướctà kiến, phải phát tâm xả bỏ chấp trước;khiến người ưa Tiểu thừa không nghi Đạithừa; người ưa Đại thừa sinh tâm hoan hỷTiểu thừa.Vả lại, pháp sám từ bi này lớn hơntất cả các việc lành khác. Pháp này là chỗquy y của hết thảy chúng sanh; như mặttrời sáng ban ngày; như mặt trăng chiếuban đêm. Pháp này là tròng con mắt, làđạo sư, là cha mẹ, là anh em, là chơnthiện tri thức của người tu hành, đồng điđến đạo tràng.Pháp sám này thân thích hơn huyếtnhục, đời đời theo nhau, dầu đến chếtcũng không rời nhau. Vì thế nên gọi Phápsám này là Từ Bi Ðạo Tràng.Hôm nay đại chúng ẩn thân hay hiệnhình trong đạo tràng, lập ra Pháp sámnày đều phát đại tâm, vì có mười hai nhânduyên lớn:Những gì là mười hai?1.- Một là nguyện hóa độ sáu đườngchúng sanh không có hạn lượng.2.- Hai là nguyện báo đáp tứ ânkhông có hạn lượng.3.- Ba là nguyện nhờ thần lực củaPháp sám này, khiến chúng sanh thọ cấmgiới của Phật, không sinh tâm hủy phạm.4.- Bốn là nguyện nhờ thần lực củaPháp sám này, khiến các chúng sanh, đốivới các bậc tôn trưởng không sinh tâmkiêu mạn.5.- Năm là nguyện nhờ thần lực củaPháp sám này, khiến các chúng sanh,sinh ra nơi nào cũng không khởi tâm giậnhờn.6.- Sáu là nguyện nhờ thần lực củaPháp sám này, khiến các chúng sanh đốivới sắc thân người khác, không khởi tâmghen ghét.7.- Bảy là nguyện nhờ thần lực củaPháp sám này, khiến các chúng sanh, đốivới các pháp trong thân, ngoài thân,không sinh tâm keo rít, mến tiếc.8.- Tám là nguyện nhờ thần lực củaPháp sám này, khiến các chúng sanh, hễlàm được phước thiện gì, đều không phảivì mình mà làm, chỉ vì những ngườikhông có ai ủng hộ, không có ai giúp đỡmà làm.9.- Chín là nguyện nhờ thần lực củaPháp sám này, khiến các chúng sanhkhông vì mình mà tu pháp tứ nhiếp màchỉ vì hết thảy chúng sanh.10.- Mười là nguyện nhờ thần lực củaPháp sám này, khiến các chúng sanh,thấy người cô độc, tù tội, tật bệnh, thìsinh tâm cứu giúp, cho họ an vui.11.- Mười một là nguyện nhờ thầnlực của Pháp sám này, khiến người tuhành, thấy có chúng sanh nào đáng chiếtphục thì chiết phục, đáng nhiếp thọ thìnhiếp thọ.12.- Mười hai là nguyện nhờ thần lựccủa Pháp sám này, khiến các chúng sanh,sinh ra nơi nào, cũng tự nghĩ nhớ đến sựphát tâm bồ đề hôm nay, làm cho tâm bồđề tương tục mãi mãi không bị gián đoạn.Ngưỡng mong đại chúng hoặc phàmhoặc Thánh, hoặc ẩn thân hay hiện hìnhtrong đạo tràng này, đồng gia tâm phùhộ, đồng gia tâm nhiếp thọ, khiến đệ tửchúng con tên... sám hối được thanh tịnh,thệ nguyện được thành tựu, tâm đồngtâm chư Phật, nguyện đồng nguyện chưPhật. Chúng sanh trong bốn loài, sáuđường do đó mà được mãn Bồ đề nguyện.❖CHƯƠNG THỨ NHẤTQUY Y TAM BẢOHôm nay đại chúng đồng nghiệptrong đạo tràng mọi người đều nên sinhtâm giác ngộ; biết đời là vô thường, thânkhông sống lâu, trẻ mạnh rồi phải giàyếu; chớ ỷ hình dung tốt đẹp mà không tựgiữ gìn tịnh hạnh.Vạn vật cũng vô thường thảy đềutiêu diệt. Trên trời dưới đất, không có vậtgì tồn tại mãi mãi. Lúc còn trẻ, nhan sắctốt đẹp, da thịt mịn màng, thơm thotrong sạch. Nhưng thân này cũng vôthường. Người sống có hợp có tan. Sinhgià bệnh chết không hẹn mà đến, ai sẽtrừ khử khổ ấy cho ta. Tai họa thình lìnhđưa đến biết đâu mà tránh, không thểthoát được. Sang hèn, giàu nghèo, thảyđều nhân vậy mà chết. Chết rồi thân thểsình thối không chịu nổi. Vậy luyến tiếcthân này nào có ích gì. Nếu không lo tunghiệp lành thù thắng, thì do đâu, màthoát ly sanh tử.Ðệ tử chúng con tên... tự nghĩ rằng:Hình tợ sương mai, mạng như nắngchiều; đời sống mong manh; chưa biếtchết lúc nào. Lại thêm nghèo thiếu,không có phước đức đáng xưng; không cótrí tuệ sáng suốt, không có hiểu biết nhưđại nhân thần thánh; lời nói không tốtđẹp, không trung hòa, nhân nghĩa, hạnhkiểm tiến thối không có lễ độ, tôn ty. Nếulầm lập chí như vậy, càng thêm mệt nhọccho sự tu hành.Ngưỡng mong đại chúng sanh lònghổ thẹn, sợ hãi. Pháp hội này lập có kỳhạn, nếu không lo sám hối sau luyến tiếc,hối hận cũng không thể được.Từ nay trở đi nguyện phải nỗ lực,sớm tối chuyên tâm, phụng sự cúngdường càng thêm tinh tấn . Chỉ có việc ấylà khoan khoái, cần làm hơn hết.Ngưỡng mong đại chúng đồngnghiệp trong đạo tràng, nên phải ân cần,thận trọng. Phát tâm dõng mãnh, tâmkhông buông lung, tâm an trú, tâm quảngđại, tâm thù thắng, tâm đại từ bi, tâm lạcthiện, tâm hoan hỷ, tâm báo ơn, tâm tếđộ, tâm giữ gìn hết thảy chúng sanh; tâmcứu độ hết thảy chúng sanh, tâm đồngtâm Bồ Tát; tâm đồng tâm chư Phật! Nhấttâm nhất ý, chí thành đảnh lễ Tam Bảo.Nguyện xin thay thế quốc vương, đếchúa, thổ địa, nhân dân, thế cho cha mẹ,sư trưởng thượng, trung, hạ tòa, thiện áctri thức, chư thiên, chư tiên, hộ thế tứvương, chủ thiện phạt ác, thủ hộ trì chú,ngũ phương long vương, long thần bát bộ,và hết thảy chúng sanh vô cùng vô tận,trong mười phương, có tâm linh, có thầnthức, hoặc ở dưới nước, hoặc ở trên khô,hoặc ở giữa hư không; nguyện thế chohết thảy chúng sanh ấy mà.- Quy y mười phương tận hư khônggiới hết thảy chư Phật. (1 lạy)- Quy y mười phương tận hư khônggiới hết thảy Tôn pháp. (1 lạy)- Quy y mười phương tận hư khônggiới hết thảy Hiền Thánh Tăng. (1 lạy)Ngày nay đại chúng đồng nghiệptrong đạo tràng nên biết vì cớ gì mà phảiquy y Tam Bảo.Vì các Ðức Phật, các vị Bồ Tát cólòng đại từ vô lượng độ thoát thế gian, cólòng đại bi vô lượng, an ủi thế gian,thương hết thảy chúng sanh như con đỏ.Lòng đại từ đại bi ấy thường khôngbiết mỏi mệt, hằng cầu việc lành lợi íchcho tất cả; thề dập tắt lửa tham sân si chotất cả, giáo hóa khiến cho tất cả đều đượcquả Vô thượng Bồ đề. Nếu chúng sanhkhông chứng quả Bồ đề. Phật thề khôngthành Chánh giác, vì duyên cớ ấy nên đạichúng cần phải quy y Tam Bảo.Vả lại, các Đức Phật thương xótchúng sanh quá hơn cha mẹ thương con.Trong kinh dạy rằng: “Cha mẹthương con chỉ một đời. Phật thươngchúng sanh tâm không cùng tận. Lại nữacha mẹ thấy con vong ân bội nghĩa, thìsinh lòng giận hờn, tình thương giảmxuống. Phật và Bồ Tát thương chúngsanh, lòng không như vậy. Thấy chúngsanh bội nghịch lòng thương của Phật vàBồ Tát càng tăng lên mãi”.Các Ngài còn vào trong địa ngục Hỏaluân, địa ngục Vô gián mà chịu vô lượngkhổ, thế cho chúng sanh.Vì thế nên biết rằng chư Phật và BồTát thương xót chúng sanh hơn cha mẹthương con. Vậy mà chúng sanh vì vôminh che lấp trí huệ, phiền não che lấptâm tánh, đối với Phật và Bồ Tát khôngbiết quay đầu lại mà quy y, không biếtngưỡng mộ. Thuyết pháp giáo hóa, chúngsanh cũng không tin, không chịu mà cònthô lỗ, phỉ báng, chưa từng phát tâmniệm ơn Phật.Vì chúng sanh không tin nên đọavào đường ác: Địa ngục, ngạ quỷ, súcsinh; khắp trong ba đường ác ấy, chịu vôlượng khổ.Tội hết được ra, tạm sinh làm người,tai mắt không đủ, thân thể xấu xa, khôngtu thiền định, không tu trí huệ.Chúng sanh có những quả báochướng ngại như vậy là do không có lòngtin.Ngày nay đại chúng đồng nghiệptrong đạo tràng biết tội không tin nặnghơn các tội, khiến người tu hành lâukhông thấy Phật.Hôm nay đại chúng tự phải cùngnhau khắn khái tu hành, chiết ý tỏa tình,sinh tâm tăng thượng, khởi lòng hổ thẹn,cúi đầu cầu xin sám hối tội cũ. Nghiệp lụyhết rồi, trong ngoài thanh tịnh, sau mớivận tâm quay về đức tín, phát lòng tintưởng Tam Bảo. Nếu không khởi tâm nhưvậy, vận tưởng như vậy, sợ lòng tin phảicách tuyệt, chướng ngại khó thông. Mộtkhi đã mất nẻo xu hướng, thì mờ mịtkhông biết về đâu? Vậy thì chúng conkhông thể không tin mà phải đầu thànhđảnh lễ quy y Tam Bảo, không dám nghingờ.Ðệ tử chúng con tên... nay nhờ sứctừ bi của chư Phật, chư đại Bồ Tát mớimong hiểu biết, rất lấy làm hổ thẹn.Những tội đã làm nguyện xin trừ diệt.Những tội chưa làm không dám làm nữa.Từ nay trở đi, cho đến ngày thànhPhật, khởi lòng tin kiên cố, không dámthối lui.Xả thân này hoặc sinh vào địa ngục,hoặc sinh vào ngạ quỷ, hoặc sinh vào súcsinh, hoặc sinh làm người, hoặc sinh làmtrời, ở trong ba cõi, hoặc thọ nam thân,hoặc thọ nữ thân, hoặc thọ phi nam phinữ thân v.v... hoặc lớn hoặc nhỏ, hoặc lênhoặc xuống, chịu đủ khổ não, không thểchịu nổi, chúng con xin thề: Không vì khổấy mà thối mất lòng tin ngày nay.Thà chịu bao nhiêu khổ lụy trongmuôn ngàn ức kiếp, Chúng con xin thề:Không vì khổ mà thối mất lòng tin hômnay.Nguyện xin chư Phật, chư đại Bồ Tát,đồng gia tâm cứu hộ, đồng gia tâm nhiếpthọ, khiến đệ tử chúng con tên... tín tâmđược kiên cố đồng như tâm của chư Phật,đồng như nguyện của chư Phật, tà mangoại đạo không thể phá hoại tín tâm củachúng con.Chúng con cùng nhau chí tâm, mộtlòng that thiết, đầu thành đảnh lễ:- Quy y mười phương tận hư khônggiới hết thảy chư Phật.- Quy y mười phương tận hư khônggiới hết thảy Tôn Pháp.- Quy y mười phương tận hư khônggiới hết thảy Hiền Thánh Tăng.Ngày nay đại chúng đồng nghiệptrong đạo tràng hãy lắng lòng mà nghe.Than ôi! Cõi Trời, cõi người đềuhuyễn hoặc, thế giới là giả dối.Do vì huyễn hoặc, không chân thật,nên kết quả cũng không chân thật. Giảdối mong manh nên biến hóa vô cùng.Kết quả không chơn, sở dĩ phải chìmđắm mãi trong vòng sanh tử. Biến hóakhông cùng, sở dĩ phải trôi lăn hoài trongbiển ái khổ đau. Thấy chúng sanh đaukhổ như vậy, Phật rất thương xót.Kinh Bi Hoa dạy rằng: “Các vị Bồ Tátthành Phật đều có bổn nguyện”.Ðức Thích Tôn không hiện thân sốngở đời lâu dài, thọ mạng Ngài ngắn ngủi làvì thương chúng sanh cõi này, sống yểuuổng trong nháy mắt rồi chết, như biếnhóa, chìm mãi trong biển khổ không rađược. Vì thế nên Phật ở cõi này cứuchúng sanh tệ ác, phải tạm dùng lời cứngrắn khổ khắc, thiết tha mà dạy bảo. Ngàiở trong biển khổ, cứu độ chúng sanh,chưa từng khi nào không lưu tâm đến sựhoằng hóa, tế độ, lợi ích cho chúng sanh,bằng cách ứng dụng thiện pháp làmphương tiện.Sở dĩ Kinh Tam Muội dạy rằng: “Tâmchư Phật là tâm Đại từ bi; chỗ tâm từ bicủa Phật soi đến là chỗ chúng sanh đaukhổ”.Phật thấy chúng sanh chịu khổ nãonhư tên bắn vào lòng Phật, như phá tròngmắt Phật. Thấy rồi thương xót, tâmkhông tạm yên. Cho nên Phật muốn diệtkhổ ngay cho chúng sanh được an vui.Lại nữa, trí huệ của chư Phật là tríhuệ bình đẳng, nên Phật hóa độ chúngsanh cũng bình đẳng như Đức Thích Tônai cũng xưng Ngài là Ðấng Bình đẳng.Ngài dõng mãnh, chịu khổ độ thoátchúng sanh, cho nên biết ân đức Bổn sưrất nặng.Ngài hay ở trong khổ não thuyếtpháp, lợi ích cho hết thảy chúng sanh.Ngày nay chúng sanh không được giảithoát là vì trước kia không nghe được âmthanh vi diệu của Phật thuyết pháp; vềsau không thấy được Phật Niết bàn.Chúng sanh vì nghiệp chướng ngăn chenên xa cách lòng thương của Phật.Bây giờ, chúng con hãy cùng nhausinh tâm thương tiếc. Vì thương tiếc nênthiện tâm nồng hậu, ở trong đau khổchúng con nhớ ơn chư Phật , kêu cầuthảm thiết, ảo não khóc lóc, chí thànhđảnh lễ. Năm vóc sát đất, nguyện vì quốcvương và quyến thuộc của quốc vương,thổ địa, nhân dân, phụ mẫu, sư trưởng,tín thí đàn việt, thiện ác tri thức, chưthiên, chư tiên, thông minh, chánh trực,thiên địa hư không, hộ thế tứ vương, chủthiện phạt ác, thủ hộ trì chú, ngũ phươnglong vương, long thần bát bộ, cùng khắphết thảy chúng sanh vô cùng vô tận trongmười phương mà:- Quy y mười phương tận hư khônggiới hết thảy chư Phật. (1 lạy)- Quy y mười phương tận hư khônggiới hết thảy Tôn pháp. (1 lạy)- Quy y mười phương tận hư khônggiới hết thảy Hiền Thánh Tăng. (1 lạy)(Toàn thể đều quỳ chắp tay tâm niệmvà tiếp tụng):- Chư Phật đại Thánh tôn,Thấu rõ hết thảy pháp,Ðạo sư của Trời người,Cho nên nguyện quy y.- Tôn Pháp tánh thường trú,Thanh tịnh Tu đa laHay trừ bệnh thân tâm,Cho nên nguyện quy y.- Ðại địa chư Bồ TátVô trước tứ Sa mônHay cứu hết thảy khổ,Cho nên nguyện quy y.- Tam Bảo cứu thế gian,Vì sáu đường chúng sanh,Con nay xin đảnh lễ,Quy y thế cho tất cả.- Từ bi che hết thảy,Khiến đồng được an vui.Thương xót cả muôn loàiChúng con đồng quy y.(Mọi người đều đảnh lễ sát đất và tựniệm rằng):Nguyện xin hết thảy mười phươngTam Bảo đem từ bi lực, bổn thệ nguyệnlực, bất tư nghị lực, vô lượng tự tại lực, độthoát chúng sanh lực, phù hộ chúng sanhlực, an ủi chúng sanh lực. Ðem nhữngnăng lực ấy khiến các chúng sanh đềugiác ngộ, chúng con tên... ngày nay vì cácchúng sanh ấy mà quy y Tam Bảo.Chúng con xin nhờ công đức này cónăng lực khiến các chúng sanh ấy đềuđược mãn nguyện.Nếu các chúng sanh ấy hoặc ở trongloài Trời, loài Tiên thì được sạch hếtnghiệp hữu lậu.Nếu các chúng sanh ấy ở trong loài Atu la thì khiến họ xả bỏ tánh kiêu mạn.Nếu các chúng sanh ấy ở trong loàingười thì khiến cho hết khổ đau.Nếu các chúng sanh ấy ở trong cácloài địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh thì khiếncho liền được giải thoát.Lại nữa, ngày nay người nào ngheđược danh hiệu của Tam Bảo, và ngườikhông nghe được, cũng nhờ thần lực củaPhật mà được giải thoát, hoàn toàn thànhtựu Vô thượng Bồ đề, đồng với các đại BồTát thành bậc Chánh giác.❖CHƯƠNG THỨ HAIDỨT NGHI NGỜNgày nay đại chúng đồng nghiệptrong đạo tràng lắng lòng mà nghe. Luậnrằng:Nhân quả ảnh hưởng lẫn nhau, cảmứng tương sinh; đạo lý tự nhiên như vậykhông sai lầm. Nhưng về hạnh nghiệp củachúng sanh, mỗi người một khác khônggiống nhau, nên quả báo cũng khônggiống nhau; hoặc tinh thô, hoặc sang hèn,hoặc thiện, hoặc ác sai khác muôn vàn.Ðã có sai khác thì không rõ nguyên nhânsự sai khác ấy do đâu. Vì không rõ nênsinh ra nghi ngờ, lầm lạc. Hoặc nói ngườitinh tấn tu hành, giữ giới trong sạch,đáng lẽ được sống lâu, sao lại chết sớm.Người hàng thịt (đồ tể) đáng lẽ chết sớmsao lại sống lâu. Người thanh liêm đáng lẽđược giàu sang, sao lại thấy nghèo thiếu.Người tham lam trộm cướp, đáng lẽnghèo thiếu khốn khổ, sao lại giàu cóphong lưu!Nghi ngờ sai lầm như vậy ai cũng cónghĩ đến không tránh khỏi. Do vì khôngrõ việc của mình đã làm từ bao kiếptrước, hột giống của mình đã gieo đềukhông thuần, nên ngày nay đem lại kếtquả bất nhất như vậy.Kinh Bát Nhã dạy rằng: “Nếu ngườinào đọc tụng kinh này, bị kẻ khác khinhchê, là vì người ấy đời trước có tội nghiệpnặng, đáng đọa vào đường ác. Ngày naynhờ người khinh chê nên tội nghiệp đờitrước được tiêu diệt”.Bởi chúng sanh không hết lòng thâmtín lời Phật dạy, mới có tâm nghi ngờ.Chúng sanh bị vô minh mê hoặc, chê lấptâm tánh nên luống sinh tâm nghi ngờđiên đảo như vậy.Chúng sanh lại cũng không tin: Cònở trong ba cõi là khổ, ra khỏi ba cõi là vui.Những người thường say đắm thế gianđều cho đời là vui.Chúng ta thử hỏi:Nếu đời thật là vui, cớ sao trong tâmbiết vui ấy lại có tâm biết khổ.Ăn uống quá độ liền sinh tật bệnh:Ban sởi, ho hen, khí tức, cổ trướng, đauđớn, khó chịu.Nói đến y phục, càng thấy khổ nhiều.Lạnh được áo mỏng thì bạc ơn người cho,lòng nghĩ nông nỗi.Nắng được áo kép, lông chiên, khổnão càng nhiều. Nếu y phục là vui, cớ saolại sinh khổ não.Nếu cho gia đình quyến thuộc là vui,lẽ ra cùng nhau vui mãi, hoan lạc ca cườikhông dứt, cớ sao thoặt vậy vô thường,qua đời trong nháy mắt! Vừa có đó liềnkhông đó. Sớm còn tối mất, kêu trời vanđất, can trường đoạn đoạn ! Chúng sanhlại cũng không tự biết mình từ đâu đếnđây? Chết rồi đi đâu. Người còn khóc kẻmất, ôm lòng thương xót, tống táng đưanhau, thẳng đến sơn cùng, chắp tay vĩnhbiệt, nhất từ vạn kiếp, đau đớn biết bao !Những điều như vậy, sầu khổ vô lượng,chúng sanh mê chấp, cho đó là vui.Trái lại, gây nhân vui xuất thế,chúng sanh đều cho việc ấy là khổ.Thấy người trai giới, tương dưa, nuôithân qua buổi, không mặc lụa là, quenbận phấn tảo ăn mặc nâu sồng, chúngsanh đều cho các việc ấy là tự ép xác,khốn khổ, không biết làm như thế là gâynhân giải thoát, gieo giống an vui.Hoặc thấy người bố thí trì giới, nhẫnnhục, tinh tấn, kinh hành lễ bái, tụng tậpchuyên cần, chúng sanh đều cho là khổ;không biết làm như vậy là tu tâm xuấtthế, để được an vui.Thoảng hoặc thấy có người tật bệnhlà chết, liền sinh tâm nghi rằng: Người ấybắt buộc thân tâm này làm việc quá độ,trọn ngày không được tạm nghỉ. Sức lựccon người không thể nào kham nổi. Nếungười tu hành không siêng năng khónhọc thì đâu đến nỗi luống mất thânmạng với việc làm vô ích như vậy.Hoặc có người chấp chặt lý thuyếtcủa mình, tự cho mình là đúng, chứkhông biết suy quả tầm nhân, luống sinhtâm mê chấp, luống làm việc sai lầm.Nếu may gặp được thiện tri thức thìcó thể hết mê lầm. Nếu không may, gặpphải bạn ác thầy tà thì si mê càng lắm.Nhân vì nghi ngờ mê hoặc nên đọavào ba đường ác, ở trong ấy, ăn năn khôngkịp.Hôm nay đại chúng đồng nghiệptrong đạo tràng nên hiểu rõ.Phàm nghi ngờ như vậy có vô lượngnhân duyên.Vả chăng hột giống nghi ngờ lầm lạcấy, tu hành thoát ra khỏi ba cõi luân hồicòn chưa hết, huống gì thân phàm phunày làm sao trừ ngay cho được. Ðời nàykhông lo đoạn trừ, đời sau càng thêm.Ðại chúng cùng nhau vừa mới tu tập,đường hãy còn dài, tự tu khổ hạnh, nêncăn cứ vào lời Phật dạy, đúng pháp mà tu,không nên nghi ngờ, từ chối sự mệt nhọc.Chư Phật Thánh nhân, sở dĩ ra đượckhỏi sanh tử, đến bờ giải thoát bên kia, lànhờ công tích thiện, nên được quả giảithoát vô ngại tự tại.Chúng con ngày nay chưa lìa khỏisanh tử, nghĩ cũng tự đáng thương; làmsao còn ham muốn ở trong đời ác trượcnày nữa. Nay đây may được tứ đại chưasuy đồi; ngũ phước còn thạnh, tới luithong thả, động chuyển tự do mà khôngnỗ lực tu hành, còn đợi gì nữa. Ðời trướcđã không thấy đạo; đời này cũng luốngqua, không chứng ngộ gì, thì đời sau làmsao tế độ chúng sanh.Xem lại tự tâm, thật cũng đau lòng.Ngày nay đại chúng chỉ nên khuyên nhaunỗ lực siêng tu, không nên nói rằng, phảicó tin tức chứng ngộ gì mới chịu tu tập;vì Phật đạo lâu dài, không thể một maimà làm xong được. Nếu cứ chờ tin tức,như vậy một mai rồi lại một mai thì biếtbao giờ chứng quả.Nay hoặc có người nhân tụng kinh,ngồi thiền, siêng tu khổ hạnh, hơi có chúttật bệnh liền nói: Vì tụng tập siêng năngkhổ hạnh quá nhiều nên sinh bệnh hoạn.Người nói như thế là vì họ không tự biết.Nếu họ không làm như vậy thì cũng đãchết sớm mất rồi. Nhờ tu hành có phướcđức mới mong sống đến hôm nay.Vả lại, bốn đại tăng giảm tật bệnh làthường, cho đến già chết còn không thểtránh. Sinh ở thế gian này chung cuộc rồiai cũng tận số. Nếu muốn được đạo, phảiy lời Phật dạy mà tu. Trái lời Phật mà đắcđạo thì không có lẽ ấy.Chúng sanh vì trái lời Phật nên xoaychuyển trong ba đường chịu đủ thốngkhổ. Nếu đúng như lời Phật dạy mà tuhành không thôi nghỉ, siêng năng tinhtấn, như cứu lửa cháy đầu, thì đâu đếnnỗi một đời luống qua, không có lợi íchgì. Mọi người cùng nhau nhất tâm thathiết, đầu thành đảnh lễ như Thái Sơn đổ,nguyện vì những người sau đây mà đảnhlễ thế cho họ.Kể từ khi có tâm thức cho đến ngàynay, cha mẹ nhiều đời, bà con nhiều kiếp,Hòa thượng, A xà lê, đồng đàn tôn chứng,thượng trung hạ tòa, tín thí đàn việt,thiện ác tri thức, chư thiên, chư tiên, hộthế tứ thiên vương, chủ thiện, phạt ác,thủ hộ trì chú, ngũ phương long vương,long thần bát bộ khắp đến mười phươngvô cùng vô tận, hết thảy chúng sanh màquy y Thế gian Đại Từ Bi phụ:Nam mô Di Lặc Phật.Nam mô Duy Vệ Phật.Nam mô Thi Khí Phật.Nam mô Tùy Diệp Phật.Nam mô Câu Lưu Tôn Phật.Nam mô Câu Na Hàm Mâu Ni Phật.Nam mô Ca Diếp Phật.Nam mô Thích Ca Mâu Ni PhậtNam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.Lại quy y như vậy mười phương tậnhư không giới hết thảy Tam Bảo, nguyệnxin Tam Bảo dùng sức từ bi, đồng gia tâmnhiếp thọ; dùng sức thần thông che chởcứu vớt chúng con; khiến chúng con từnay trở đi cho đến ngày thành đạo, tứ vôlượng tâm, lục ba la mật thường đượchiện tiền, tứ vô ngại trí, lục thần thônglực được như ý tự tại; tu đạo Bồ Tát, vàotrí huệ Phật, hóa độ mười phương, thànhbậc Chánh giác.Ngày nay đại chúng đồng nghiệptrong đạo tràng lại khéo nhiếp tâm, suynghĩ cho kỹ: Ðã được cùng nhau sinh lòngtin rồi thì nên giữ ý thanh tịnh, lấy điềuấy làm nẻo xu hướng đối với các pháptrong thân ngoài thân chớ cho trở ngại.Nếu không biết rõ việc lành hay tựmình không thể làm thì lúc thấy ngườilàm việc phước thiện, chỉ nên khuyếnkhích, chắp tay tán thán công đức củangười, không nên sinh tâm trở ngại,khiến người tu hành phải thối chí.Nếu người không thối chí họ cứ tinhtấn như thường, việc người không giảm,chỉ mình bị tổn phước, luống gây thị phi,đối với bản thân nào có ích gì? Nếu đốivới việc lành mình không trở ngại thì cóthể gọi là hợp đạo, hữu lực đại nhân. Nếuđời này mình hay trở ngại việc phướcthiện của người thì đời sau làm sao thôngđạt được Phật đạo.Có lý mà suy, tổn hại ấy rất nặng.Trở ngại thiện căn của người, tội ấy rấtlớn.Như Kinh Hộ Khẩu dạy rằng:Có một Ngạ quỷ thân hình xấu ác,thấy phải rùng mình, không ai không sợ.Thân xuất lửa dữ như đám cháy lớn.Trong miệng có sâu dòi rúc ra mãi mãi,máu mủ tanh hôi, đầy cả thân hình, mùithối bay ra, không ai có thể đến gần.Miệng khạc ra lửa, thân phần lửa đốt, cấttiếng kêu khóc, tuôn chạy cùng khắp.Bấy giờ, có ngài Mãn Túc La Hán hỏiNgạ quỷ rằng:- Xưa kia ngươi mắc phải tội gì mànay chịu khổ như thế?Ngạ quỷ đáp rằng:- Tôi ngày xưa đã từng làm Sa môn,tham đắm sự nuôi sống, xan tham khôngbỏ, không giữ oai nghi, nói lời thô ác. Nếuthấy người giữ giới tinh tấn lại liền mắngnhiếc, liếc mắt háy nguýt, ỷ mình giàumạnh, tưởng sống lâu không chết, tạo ravô lượng tội ác căn bản. Ngày nay nhớ lại,hối hận cũng không ích gì. Thà cầm daobén tự cắt lưỡi mình, kiếp này sang kiếpkhác, cam tâm chịu khổ, không nên nóimột lời phỉ báng việc lành của người.Nguyện xin ngài trở về dương thế, đemhình trạng xấu ác của tôi răn dạy cácthầy Tỳ kheo và các Phật tử, khéo giữ gìnlỗ miệng, chớ buông lời nói ác. Dầu thấyngười giữ giới hay không giữ giới cũngnên tuyên dương công đức của người.Tôi làm quỷ đói đã vài ngàn kiếp,trọn ngày thâu đêm, chịu đủ điều đaukhổ. Quả báo này hết rồi lại vào địa ngục.Bấy giờ, Ngạ quỷ nói lời ấy rồi, cấttiếng kêu khóc, tự gieo mình xuống đấtnhư núi Thái Sơn sụp đổ.Ngày nay đại chúng đồng nghiệptrong đạo tràng nghe lời kinh dạy nhưvậy rất đáng sợ hãi.Chỉ vì lỗi của miệng mà mang tộinhiều kiếp, huống nữa là còn bao nhiêuđiều ác khác. Xả thân này thọ thân khácmà chịu khổ đều do nghiệp ác của mìnhđã làm. Nếu không gây nhân thì làm saolại có chịu quả. Ðã gây nhân quyết địnhphải chịu trả quả. Tội phước không xa,mình làm mình chịu, như bóng theo hình,không thể rời nhau. Do vô minh mà sinhthì cũng do vô minh mà diệt. Ðời này đờisau, bao giờ cũng vậy, chưa từng thấyngười tu hành buông lung, lười biếng màđược giải thoát. Trái lại, người hay tinhtấn giữ gìn tu hành, được phước đức vôlượng.Ngày nay đại chúng đều nên biết hổthẹn rửa sạch thân tâm, sám hối tội cũ.Tội cũ hết rồi, không gây thêm tội mớinữa thì được các Đức Phật khen ngợi.Cùng nhau từ nay trở đi, nếu thấy ngườilàm thiện, chớ nói thành hay khôngthành, lâu hay không lâu. Dầu cho họ chỉlàm lành trong một niệm, một thời, mộtkhắc, một ngày, một tháng, nửa năm, haymột năm cũng đã hơn người không làm.Sở dĩ Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Hoặccó người tâm tán loạn vào trong thápmiếu, xưng một câu Nam mô Phật, ngườiấy cũng đã thành Phật đạo”. Huống nữacó người phát tâm rộng lớn, siêng làmphước thiện. Nếu chúng ta không tùy hỷthì Thánh nhân rất thương xót.Chúng con tên... tự nghĩ mình từ vôthỉ trở lại cho đến ngày nay lẽ ra cũng đãcó vô lượng ác tâm trở ngại việc lành tốtđẹp của người. Vì sao mà biết? Nếu khôngnhư vậy, cớ sao ngày nay việc lành củachúng con phần nhiều hay bị trở ngại.Thiền định không hay tập, trí huệ khônghay tu. Vừa mới lễ bái liền nói khổ lắm.Vừa cầm đến kinh liền sinh nhàm chán.Trọn ngày chỉ ưa khó nhọc làm cácnghiệp ác khiến cho thân này không đượcgiải thoát, như tầm kéo kén, tự ràng, tựbuộc, như phù du vào lửa, tự thiêu tự đốt.Những chướng ngại ấy vô lượng vô biên,chướng Bồ đề tâm, chướng Bồ đề nguyện,chướng Bồ đề hạnh, chướng ngại như vậyđều do ác tâm, phỉ báng việc thiện củangười. Nay mới giác ngộ, rất là hổ thẹn,cúi đầu cầu xin sám hối tội ấy.Nguyện xin chư Phật, chư Ðại BồTát, đem lòng từ bi, đồng gia thần lựckhiến đệ tử tên... những điều sám đềuđược trừ diệt, những đều hối đều đượcthanh tịnh. Vô lượng chướng ngại, vôlượng tội nghiệp đều nhờ sám hối này màđược sạch hết.Mọi người cùng nhau nhất tâmthống thiết năm vóc sát đất, quy y thếgian Ðại Từ Bi phụ:Nam mô Di Lặc Phật.Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.Nam mô Thiện Ðức Phật.Nam mô Vô Ưu Ðức Phật.Nam mô Chiên Ðàn Ðức Phật.Nam mô Bảo Thí Phật.Nam mô Vô Lượng Minh Phật.Nam mô Hoa Ðức Phật.Nam mô Tướng Ðức Phật.Nam mô Tam Thừa Hạnh Phật.Nam mô Quảng Chúng Ðức Phật.Nam mô Minh Ðức Phật.Nam mô Sư Tử Du Hí Bồ Tát.Nam mô Sư Tử Phấn Tấn Bồ Tát.Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.Lại xin quy y như vậy mười phươngtận hư không giới hết thảy Tam Bảo.(Cùng nhau quỳ gối chắp tay, tâmniệm và tụng tiếp):Ðệ tử chúng con tên... từ vô thỉ trởlại cho đến ngày nay, chưa thể đắc đạo,thọ lấy báo thân này vì tham bốn móncúng dường chưa từng xả bỏ. Tham sântật đố, ba độc hừng hẫy sinh ra các ácnghiệp. Thấy người bố thí, trì giới, tựmình không thể làm, không hay tùy hỷ.Thấy người nhẫn nhục tinh tấn, tự mìnhkhông thể làm, không hay tùy hỷ. Thấyngười tọa thiền, tu nghiệp trí huệ, tựmình không thể làm, không hay tùy hỷ.Những tội như vậy, vô lượng vô biên ngàynay sám hối, nguyện xin trừ diệt.Lại nữa, từ vô thỉ trở lại cho đếnngày nay, thấy người làm lành, tu cáccông đức không hay tùy hỷ, đi đứng nằmngồi, trong bốn oai nghi ấy không biết hổthẹn, không nghĩ vô thường, không biếtxả thân này phải vào địa ngục.Ðối với sắc thân người khác, khởi rađiều ác. Chướng ngại người xây dựng vàcúng dường Tam bảo, chướng ngại ngườitu tập hết thảy công đức.Tội chướng như vậy vô lượng vô biênngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.Lại nữa, từ vô thỉ trở lại cho đếnngày nay không tin Tam Bảo là chỗ quy y,chướng ngại người xuất gia, chướng ngạingười trì giới, chướng ngại người bố thí,chướng ngại người nhẫn nhục, chướngngại người tinh tấn, chướng ngại ngườitọa thiền, chướng ngại người tụng kinh,chướng ngại người làm chay, chướng ngạingười tạo tượng, chướng ngại người cúngdường, chướng ngại người khổ hạnh,chướng ngại người hành đạo, cho đếnmảy may việc thiện của người chúng concũng chướng ngại. Không tin xuất gia làpháp viễn ly, không tin nhẫn nhục làhạnh an lạc, không biết bình đẳng là đạoBồ đề, không biết xa lìa vọng tưởng làtâm xuất thế. Vì những tội ấy cho nênngày nay sinh ra nơi nào cũng gặp nhiềuchướng ngại. Tội chướng như vậy, vôlượng vô biên, chỉ có chư Phật, chư ÐạiBồ Tát mới thấy hết biết hết.Như chỗ chư Phật và Bồ Tát đã thấyđã biết, tội lượng nhiều ít, ngày nay hổthẹn, tỏ bày sám hối, tất cả tội nhân, khổquả, nguyện xin trừ diệt. Từ nay trở đicho đến ngày thành đạo tu đạo Bồ Tát,không biết nhàm chán. Tài thí, pháp thíkhông cùng, không tận, trí huệ phươngtiện làm gì cũng được. Hết thảy ngườithấy, người nghe đều được giải thoát.Chúng con cùng nhau chí tâm, đầuthành đảnh lễ, năm vóc sát đất nguyệnxin mười phương hết thảy chư Phật, chưÐại Bồ Tát hết thảy Hiền Thánh, rũ lòngtừ bi, đồng gia thần lực, làm cho hết thảychúng sanh trong sáu đường, nhờ sứcsám hối này mà đoạn trừ được hết thảytội khổ, xa lìa được hết thảy duyên điênđảo, không sinh ác tâm, xả nghiệp bốnthú phát sanh trí huệ, tu đạo Bồ đề khôngthôi không nghỉ; hạnh nguyện chóng viênmãn, mau lên ngôi Thập địa, vào tâm Kimcang thành Đẳng Chánh giác.❖CHƯƠNG THỨ BASÁM HỐINgày nay đại chúng đồng nghiệptrong đạo tràng lắng tai nghe kỹ lời kinhdạy sau đây:Còn phàm phu thì gọi là buộc. Ðãchứng quả Thánh thì gọi là giải.Buộc tức là kết quả ác do hành độngbạo ác của ba nghiệp ác đã gây ra. Giảitức là quả báo lành vô ngại giải thoát củaba nghiệp lành đã gây ra.Hết thảy Thánh nhân đều để lòngnơi đạo giải thoát, và nhờ thần thông tríhuệ, vô lượng pháp môn, nên Thánh nhânthấy hết thảy nghiệp báo thiện hay ác củatất cả chúng sanh.Các ngài hay dùng một thân hiện ravô lượng thân, hay dùng một hình hiện ravô lượng hình; có thể rút ngắn một kiếplàm một ngày; có thể kéo dài một ngàylàm một kiếp. Muốn đình thọ mạng thìvĩnh viễn không diệt độ; muốn thị hiệnvô thường thì nhập Niết bàn; thần thôngtrí huệ, vào ra tự tại bay đi tùy ý, ngồinằm trên không. Ði đứng dưới nước nhưở trên khô, không thấy nguy hiểm. Lấycảnh vắng lặng, viên tịch Niết bàn làmchỗ nghỉ ngơi, thông đạt vạn pháp, có,không đều rõ biết, biện tài thành tựu, tríhuệ vô ngại.Những pháp lành ấy không phải từtrong nghiệp ác mà ra, không phải từtrong tham sân tật đố mà ra, không phảitừ trong ngu si tà kiến mà ra, không phảitừ trong lười biếng mà ra, không phải từtrong kiêu mạn, tự cao tự đại mà ra. Cácpháp lành ấy chỉ trừ trong sự thận trọngkhông làm ác mà ra, các pháp lành ấy đềudo các nghiệp lành mà ra.Không nơi nào có người tu cácnghiệp lành, vâng lời Phật dạy mà mắcphải ác báo, bần cùng xấu xa tàn tật, bệnhhoạn, không được tự do, thấp hèn bị kẻkhác khinh chê, lời nói không ai tin dùngbao giờ.Nay đem thân tôi để làm chứng (lờitác giả). Nếu có người nào vâng lời Phậtdạy, tu các công đức, không ích kỷ hạinhân mà bị quả báo xấu ác thì thà để tôibị đọa vào A tỳ địa ngục chịu thống khổ,chớ để cho người làm lành kia chịu quảbáo xấu ác thì phi lý.Ngày nay đại chúng đồng nghiệptrong đạo tràng muốn bỏ phàm làmThánh thì nên y lời Phật dạy, như lý màtu hành. Không nên từ chối một việc khổnhỏ mà sinh tâm lười biếng nên tự nỗ lựccố gắng sám hối cho tiêu tội lỗi.Trong kinh Phật dạy: “Tội do nhânduyên mà sinh thì cũng do nhân duyênmà diệt”.Ðang còn thân phàm thì gặp cảnhsinh mê tâm. Vậy ngoài phương pháp sámhối ra, không có phương pháp nào hơnnữa để mong giải thoát.Ngày nay đại chúng phải cùng nhauphát khởi tâm dõng mãnh, phát khởi ýsám hối.Sức mạnh của pháp sám hối khôngthể nghĩ bàn. Vì sao mà biết? Vì vua A XaThế phạm đại tội ngũ nghịch, nhưng sauvua biết sinh tâm hổ thẹn, tự trách, tự ănnăn, nên tội nặng thành nhẹ.Vả lại pháp sám hối này khiến ngườitu hành được an vui. Nếu có người nào tựmình hay định thời khóa, nỗ lực hết lòng,khấu đầu lễ bái, sám hối, quy y cho đếnkhi hoàn toàn trong sạch mà không cảmđược mười phương Phật thì không có lý.Ác nghiệp và quả báo theo nhau, ảnhhưởng lẫn nhau, không sai mảy may, chonên phải hết lòng sợ hãi, cố gắng chịukhổ mà sám hối.Mọi người đều nên một lòng thathiết gieo mình xuống đất như núi TháiSơn sụp đổ, tâm niệm miệng nói lời này,để cầu thỉnh mười phương chư Phật giatâm thương xót.Nguyện xin chư Phật cứu chúng conra khỏi khổ ách; rũ lòng đại bi che khắptất cả. Phóng hào quang thanh tịnh, soikhắp mười phương; diệt sạch mê mờ vàtrừ si ám. Nghĩ đến chúng con và cácchúng sanh đang bị đọa đày trong địangục đau khổ. Xin Phật đến đây cứu vớtchúng con. Ban bố hạnh phúc cho chúngcon được thoát khổ.Chúng con nhất tâm đầu thành đảnhlễ đấng Ðại Từ bi, nghe tên liền cứu khổ.Nay chúng con nhất tâm quy y đấng Thếgian Ðại Từ Bi Phụ.Nam mô Di Lặc Phật.Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.Nam mô Kim Cang Bất Hoại Phật.Nam mô Bảo Quang Phật.Nam mô Long Tôn Vương Phật.Nam mô Tinh Tấn Quân Phật.Nam mô Tinh Tấn Hỷ Phật.Nam mô Bảo Hỏa Phật.Nam mô Bảo Nguyệt Quang Phật.Nam mô Hiện Vô Ngu Phật.Nam mô Bảo Nguyệt Phật.Nam mô Vô Cấu Phật.Nam mô Ly Cấu Phật.Nam mô Sư Tử Phan Bồ Tát.Nam mô Sư Tử Tác Bồ Tát.Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.Lại quy y như vậy mười phương tậnhư không giới hết thảy Tam Bảo, nguyệnxin Tam Bảo quyết định đến đây cứu vớtchúng con, đang bị đọa đày bởi tham sânsi, làm đau khổ, nguyện cho chúng conđược an vui và được đại Niết bàn; nguyệnxin lấy nước đại bi tẩy trừ tội lỗi chochúng con được thanh tịnh mau chứngquả Bồ đề. Bốn loài chúng sanh trong sáuđường, nếu có một chúng sanh nào mắcphải tội lỗi, đều được nhờ Tam Bảo màthanh tịnh; đều được thành tựu quả Vôthượng bồ đề, thành bậc Chánh giác,hoàn toàn giải thoát.Ðại chúng cùng nhau một lòng thathiết, đầu thành đảnh lễ, tâm niệm miệngnói lời này:Ðệ tử chúng con tên... từ vô thỉ trởlại cho đến ngày nay, bị vô minh che lấptâm tánh, bị ái nhiễm ràng buộc, nên tinhthần sa vào lưới ngu si, loanh quanh bacõi, cùng khắp sáu đường, chìm đắm bểkhổ, không có ngày ra; không thể biếtđược nghiệp đời trước của mình, khôngthể hiểu được nhân duyên đã qua. Hoặcmình tự phá tịnh mạng và phá tịnh mạngcủa người. Mình tự phá phạm hạnh vàphá phạm hạnh của người. Mình tự phátịnh giới và phá tịnh giới của người.Tội ác như vậy vô lượng vô biên,ngày nay hổ thẹn sám hối nguyện xin trừdiệt.Ðệ tử chúng con tên... lại chí thànhđảnh lễ sát đất cầu xin sám hối, những tộilỗi từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, dothân khẩu ý tạo ra mười ác nghiệp.Thân sát, đạo, dâm, miệng nói láo,nói lời thêu dệt, nói lời hai lưỡi, nói lờiđộc ác, ý tham sân si. Mình tự làm mườiđiều ác, dạy người làm mười điều ác,khen ngợi người làm mười điều ác. Nhưvậy trong một khoảnh khắc trong mộtniệm tâm, khởi ra bốn mươi điều ác.Những tội như thế vô lượng vô biên,ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.Ðệ tử chúng con tên... lại chí tâmđảnh lễ sát đất cầu xin sám hối những tộitừ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay.Nương nơi sáu căn rồi phát ra sáuthức, chấp lấy sáu trần. Mắt đắm sắc, taiưa tiếng, mũi trước hương, lưỡi ưa vị,thân ưa trơn láng, mịn màng, ý ưa pháptrần. Sáu căn ấy sinh ra bao nhiêu tộinghiệp, mở cửa cho tám vạn bốn ngàntrần lao. Tội ác như vậy vô lượng vô biênngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt.Ðệ tử chúng con tên... lại chí thànhđảnh lễ, cầu xin sám hối những tội từ vôthỉ trở lại cho đến ngày nay, do thân,khẩu, ý gây ra nhiều nỗi bất bình, như chỉbiết có thân mình, không biết có thânngười, chỉ biết có mình khổ, không biếtcó người khổ, chỉ biết có mình cầu an vui,không biết có người cầu an vui, chỉ biếtcó mình cầu giải thoát, không biết cóngười cầu giải thoát, chỉ biết có gia đìnhmình, có quyến thuộc mình, không biếtcó gia đình người, có quyến thuộc người,chỉ biết thân mình hơi ngứa một chút, hơiđau một chút đã chịu không nổi, thế màkhi làm cho thân người khác đau thì sợhọ không đau, ít đau, không thấm thía,chỉ biết sợ khổ một chút nơi đời hiện tạimà không biết sợ khổ vô lượng kiếp nơiđời vị lai. Bởi vì làm ác chết rồi phải đọavào địa ngục, chịu đủ thống khổ, cho đếnkhông biết sợ khổ vô lượng trong đườngngạ qủy, trong đường súc sanh, trongđường A tu la.Cõi người và cõi trời cũng có vôlượng thống khổ mà không tự biết, chỉ vìtâm không bình đẳng, có phân bỉ ngã, cóniệm oán thân, làm cho oán thù trànkhắp lục đạo.Những tội như vậy vô lượng vô biên,ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.Ðệ tử chúng con tên... lại chí thànhđảnh lễ cầu xin sám hối những tội từ vôthỉ trở lại cho đến ngày nay, do tâm điênđảo, do tưởng điên đảo, thấy biết điênđảo, nên thường xa lìa bạn lành (thiện trithức) gần gũi bạn ác, trái nghịch bátchánh đạo, tu theo bát tà đạo, phi phápnói chánh pháp, chánh pháp nói phipháp, bất thiện nói là thiện, thiện nói làbất thiện, dựng cờ kiêu mạn, giăng buồmngu si, theo dòng vô minh vào biển sanhtử.Những tội như vậy vô lượng vô biênngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt.Ðệ tử chúng con tên... lại chí thànhđảnh lễ cầu xin sám hối những tội từ vôthỉ trở lại cho đến ngày nay, vì tham sânsi khởi ra bốn điên đảo, tạo nên năm tộinghịch, làm đủ mười ác, ba độc hừng hẫy,tâm khổ càng nhiều, gieo giống địa ngụcbát hàn, bát nhiệt; gieo giống tám vạnbốn ngàn ngăn cách địa ngục, gieo giốngsúc sanh, gieo giống ngạ quỷ, gieo giốngsinh già bệnh chết, ưu bi khổ não ở cõitrời cõi người để chịu quả báo đau khổ,không thể kể xiết, không thể chịu được,không thể thấy được, không thể ngheđược.Những tội ác như vậy, vô lượng vôbiên, ngày nay sám hối, nguyện xin trừdiệt.Ðệ tử chúng con tên... lại chí thànhđảnh lễ cầu xin sám hối những tội từ vôthỉ kiếp trở lại cho đến ngày nay, vì bađộc tham sân si ở trong ba cõi, trải khắphai mươi lăm loài khởi ra các tội ác, cùngkhắp mọi nơi, thuận chiều gió nghiệp màkhông tự biết. Hoặc chướng ngại ngườitrì giới, tu định, tu huệ, tu các công đức,tu các thần thông. Những tội chướng nhưvậy vô lượng vô biên, chướng Bồ đề tâm,chướng Bồ đề nguyện, chướng Bồ đềhạnh, ngày nay sám hối nguyện xin trừdiệt.Ðệ tử chúng con tên... lại chí thànhđảnh lễ cầu xin sám hối những tội từ vôthỉ kiếp trở lại cho đến ngày nay, vì tâmtham sân si, phát khởi ra sáu thức, duyêntheo sáu trần, gây tội cho chúng sanh.Hoặc đối với chúng sanh mà khởi tội;hoặc đối với phi chúng sanh mà khởi tội;hoặc đối với người vô lậu mà khởi tội;hoặc đối với pháp vô lậu mà khởi tội.Những tội ác như vậy vô lượng vôbiên, ngày nay sám hối nguyện xin trừdiệt.Lại nữa, chúng con vì tâm ngu si màkhởi hạnh điên đảo, tin theo thầy tà, thọlời tà giáo, chấp đoạn, chấp thường, trướcngã, trước kiến, làm theo si mê, khởi ravô lượng tội lỗi.Những nhân duyên ấy chướng Bồ đềtâm, chướng Bồ đề nguyện, chướng Bồ đềhạnh, ngày nay sám hối nguyện xin trừdiệt.Ðệ tử chúng con tên... lại chí thànhđảnh lễ cầu xin sám hối những tội từ vôthỉ kiếp trở lại cho đến ngày nay, thân banghiệp ác, miệng bốn nghiệp ác, ý banghiệp ác, vô thỉ vô minh trú địa phiềnnão, hằng sa thượng phiền não , chỉthượng phiền não, quán thượng phiềnnão, tứ trú địa phiền não, tam độc, tứ thủ,ngũ cái, lục thọ, thất lậu, bát cấu, cửukiết, thập sử. Những phiền não ấy vôlượng vô biên, hay chướng Bồ đề tâm, haychướng Bồ đề nguyện, hay chướng Bồ đềhạnh, ngày nay sám hối, nguyện xin trừdiệt.Ðệ tử chúng con tên... lại chí thànhđảnh lễ cầu xin sám hối những tội từ vôthỉ kiếp trở lại cho đến ngày nay, khônghay tu tâm từ bi, không hay tu tâm hỷ xả,không hay tu tâm bố thí, không hay tutâm trì giới, không hay tu tâm nhẫnnhục, không hay tu tâm tinh tấn, khônghay tu tâm thiền định, không hay tu tâmtrí huệ, không hay tu hết thảy pháp trợBồ đề.Vì thế, nếu không có phương tiện,không có trí huệ, làm chướng ngại Bồ đềtâm, chướng ngại Bồ đề nguyện, chướngngại Bồ đề hạnh, ngày nay sám hối,nguyện xin trừ diệt.Ðệ tử chúng con tên... lại chí thànhđảnh lễ cầu xin sám hối những tội từ vôthỉ kiếp cho đến ngày nay, vì tội nghiệpnên cứ xoay vòng trong ba cõi, trải khắpsáu đường, thọ thân bốn loài, hoặc namhoặc nữ, hoặc phi nam phi nữ, cùng khắpmọi nơi tạo vô lượng tội. Hoặc làm chúngsanh thân hình to lớn ăn nuốt lẫn nhau;hoặc làm chúng sanh thân hình bé nhỏ ănnuốt lẫn nhau. Những tội sát hại như vậyvô lượng vô biên hay chướng Bồ đề tâm,hay chướng Bồ đề nguyện, hay chướng Bồđề hạnh. Ngày nay sám hối nguyện xintrừ diệt.Ðệ tử chúng con tên... lại chí thànhđảnh lễ cầu xin sám hối những tội từ khicó tâm thức trở lại cho đến ngày nay, ởtrong sáu đường, thọ thân bốn loài. Ởtrong bốn loài ấy tạo ra vô lượng vô biêntội ác.Những tội ác như vậy, chỉ có hếtthảy chư Phật, chư đại Bồ Tát trong mườiphương mới thấy hết biết hết. Tội lượngnhiều ít hoặc khinh hoặc trọng như chưPhật và Bồ Tát đã thấy đã biết. Ngày naychí thành cúi đầu đảnh lễ, hổ thẹn cầuxin sám hối.Những tội đã làm, nguyện tiêu diệthết, những tội chưa làm, không dámphạm.Ngày nay chúng con nguyện xin hếtthảy chư Phật trong mười phương rũ lòngđại từ cho đệ tử chúng con tên... thànhtâm sám hối, nguyện xin đem nước đại birửa sạch tội lỗi sai lầm cho chúng conđược hoàn toàn thanh tịnh, thẳng đếnđạo tràng không bị chướng ngại nữa.Lại nguyện xin hết thảy mườiphương chư Phật dùng bất tư nghị lực,bổn thệ nguyện lực, độ thoát chúng sanhlực, phù hộ chúng sanh lực, khiến đệ tửtên... ngày nay khởi thệ nguyện, phát tâmBồ đề.Từ nay trở đi cho đến ngày thànhPhật kiến lập đạo tâm được kiên cố, hoàntoàn không trở lại sa đọa nữa.Những lời thệ nguyện của chúng concũng đồng như lời thệ nguyện của chưPhật, chư đại Bồ Tát đã thật hành thệnguyện. Nguyện xin hết thảy mườiphương chư Phật, chư đại Bồ Tát đồng rũlòng từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ chochúng con tên... được như sở nguyện,mãn Bồ đề nguyện. Hết thảy chúng sanhcũng đều được như sở nguyện, mãn Bồ đềnguyện.TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁPQUYỂN THỨ NHẤTHẾT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét